Thông tin kỹ thuật

Phân Biệt 3 Loại Công Suất Trong Máy Phát Điện Diesel

Đăng ngày
23/4/2025

Công suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn máy phát điện. Xác định sai mức công suất không chỉ làm giảm hiệu quả vận hành mà còn gây lãng phí, tăng rủi ro hư hỏng thiết bị và ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa các loại công suất khi lựa chọn máy phát điện. Trong bài viết này, Hữu Toàn sẽ giúp bạn hiểu rõ các loại công suất trong máy phát điện – từ đó có cơ sở lựa chọn đúng loại máy phù hợp với nhu cầu vận hành thực tế.

1. Công Suất Định Mức (Prime Power – PRP)

Được định nghĩa là công suất lớn nhất mà máy phát điện có khả năng vận hành liên tục, không giới hạn về thời gian hoạt động, với các điều kiện về thời gian và quy trình bảo dưỡng đã được quy định bởi nhà sản xuất. Trong vận hành thực tế, đây là mức công suất đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thường xuyên, với tải dao động trong giới hạn cho phép và duy trì độ ổn định trong thời gian dài.

Loại công suất này là yếu tố chính để lựa chọn máy phát điện trong các khu vực cần nguồn điện liên tục trong thời gian dài như công trường xây dựng, nhà máy, khu công nghiệp, trạm bơm hoặc các khu vực chưa có điện lưới ổn định.

Lưu ý: Công suất trung bình trong 24 giờ hoạt động liên tục không vượt quá 70% PRP

Công suất định mức máy phát điện

2. Công Suất Dự Phòng (Emergency Standby Power – ESP)

ESP là công suất tối đa chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, cho phép máy phát điện làm việc với công suất cực đại trong thời gian ngắn - tối đa 1 giờ trong mỗi chu kỳ 12 giờ và không cho phép bất kỳ hệ số quá tải nào khi hoạt động ở mức công suất này. Công suất này chỉ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, không phù hợp để vận hành thường xuyên hoặc liên tục.

Các tòa nhà văn phòng, trung tâm dữ liệu, bệnh viện, hoặc chuỗi bán lẻ – nơi yêu cầu nguồn điện khẩn để duy trì hoạt động trong lúc xảy ra sự cố mất điện cần xem xét công suất dự phòng khi lựa chọn máy phát điện.

Lưu ý:  

  • Công suất vận hành trung bình trong 24 giờ không vượt quá 70% ESP
  • Do giới hạn về mặt thời gian, doanh nghiệp không nên chỉ căn cứ vào mỗi công suất dự phòng mà cần xem xét cả công suất định mức và các yếu tố khác.

Sự khác biệt giữa công suất định mức và công suất dự phòng

3. Công Suất Liên Tục (Continuous Power – COP)

COP là mức công suất mà máy phát điện có thể hoạt động liên tục không giới hạn về thời gian, phù hợp cho các hệ thống yêu cầu máy phát điện hoạt động liên tục 24/7, quy mô lớn, yêu cầu điện ổn định, liên tục, ít biến đổi tải. Khác với PRP, công suất COP không yêu cầu giới hạn về mức tải trung bình 24 giờ và có khả năng chịu tải tốt hơn.

Công suất liên tục thường được áp dụng trong các hệ thống ở mức tải tương đối ổn định như: các khu công nghiệp xa lưới điện, nhà máy khai khoáng, trạm bơm nước hoặc trạm phát điện độc lập.

Việc hiểu rõ các loại công suất giúp doanh nghiệp lựa chọn được máy phát điện phù hợp tránh gây lãng phí hoặc thiếu hụt điện năng làm gián đoạn hoạt động. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn trong việc lựa chọn máy phát điện, hãy liên hệ với đội ngũ hỗ trợ 24/7 của Hữu Toàn. Với hơn 40 năm kinh nghiệm và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp phù hợp nhất cho hệ thống điện của doanh nghiệp bạn.

Tổng đài 24/7: 1800 1757

Fanpage: Hữu Toàn Group

Email: info@huutoan.com

Cần hỗ trợ để tìm sản phẩm hoặc giải pháp phù hợp cho dự án của bạn?

Chuyện nhỏ! Hãy để chúng tôi giải quyết mọi khó khăn của bạn ngay bây giờ!

Câu chuyện khách hàng

Cơ quan nhà nước
31/3/2024
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPT BÀ RỊA
Bất động sản
31/3/2024
TÒA NHÀ BECAMEX BÌNH DƯƠNG
Nhà máy - Nông trại
31/3/2024
CÔNG TY TNHH CHĂN NUÔI TAFA VIỆT
Nhà máy - Nông trại
31/3/2024
NHÀ MÁY CẤP NƯỚC TÓC TIÊN ​
Kho vận
31/3/2024
TRUNG TÂM TIẾP VẬN ITL ĐÀ NẴNG
Y tế - Giáo dục
31/3/2024
TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG VNVC
Nhà máy - Nông trại
31/3/2024
KHU CÔNG NGHIỆP THACO - CHU LAI
Tư vấn